Image

Giao diện làm việc của Zoom
Giao diện làm việc chính của phần mềm Zoom được thể hiện với 2 nhóm chức năng chính.
Trên thanh menu ngang, có các chọn lựa:
  • Home: Màn hình chính.

  • Chat: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Trò chuyện.

  • Meetings: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Họp.

  • Contacts: Quản lý danh bạ.

Có 4 chức năng hỗ trợ trên màn hình Home.
  • New Meeting: Tạo phòng họp, lớp học trực tuyến mới (ngay lập tức).

  • Join: Truy cập vào phòng họp (lớp học) do người khác tạo ra.

  • Schedule: Lên lịch, tạo các buổi học/họp trực tuyến sẽ diễn ra (trong tương lai).

  • Share screen: Chia sẻ màn hình từ máy/thiết bị của mình cho người khác. 

Các vai trò trong Zoom

Khi sử dụng Zoom cần chú ý các vai trò sau đây:

  • Host (Chủ trì): thường là người tạo ra buổi meeting (họp, học trực tuyến). Người có quyền điều khiển cao nhất trong toàn bộ hoạt động của buổi meeting. Trong buổi meeting, vai trò này có thể chuyển đổi sang một thành viên khác cùng tham gia.

    • Host tạo buổi meeting mới bằng cách chọn chức năng New Meeting hoặc Schedule của Zoom, rồi gửi thông tin buổi họp cho những người tham gia.

  • Co-host (Đồng chủ trì): được host chỉ định giữ một vài nhiệm vụ điều khiển trong buổi meeting.

    • Một buổi meeting có thể có nhiều co-host.

  • Participant (người tham gia): Những người còn lại, ngoài hostco-host, có mặt trong buổi meeting. Trong việc học trực tuyến, sinh viên thường ở vai trò này.

    • Người tham gia có thể vào các buổi meeting bằng link do host cung cấp hoặc các thông tin Meeting ID (và password), và có thể không cần có tài khoản (hoặc đăng nhập vào Zoom).

 
Thông tin buổi meeting

Mỗi buổi meeting (hội họp, giảng dạy trực tuyến) được xác định bằng Meeting ID. Meeting ID được host tạo ra và cung cấp cho người tham gia.

Có thể nhận được Meeting ID trong các trường hợp:

  • Dùng ngay lập tức (New Meeting)

  • Sử dụng trong tương lai (Schedule)

Meeting ID bao gồm link truy cập hoặc con số gồm 9-10 chữ số (kèm password đi kèm).

Người tham gia có thể không cần tài khoản Zoom (chỉ cần cài ứng dụng, hoặc sử dụng Web) để tham meeting. Chỉ cần sử dụng thông tin buổi meeting do người chủ trì cung cấp và tham gia vào.

 

Vì vấn đề bảo mật và an toàn của buổi meeting, host phải luôn tạo password cho buổi meeting, và không được cung cấp thông tin meeting rộng rãi trên các kênh công cộng (mạng xã hội chẳng hạn,...).

Giao diện làm việc của Zoom
Giao diện làm việc chính của phần mềm Zoom được thể hiện với 2 nhóm chức năng chính.
Trên thanh menu ngang, có các chọn lựa:
  • Home: Màn hình chính.

  • Chat: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Trò chuyện.

  • Meetings: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Họp.

  • Contacts: Quản lý danh bạ.

Có 4 chức năng hỗ trợ trên màn hình Home.
  • New Meeting: Tạo phòng họp, lớp học trực tuyến mới (ngay lập tức).

  • Join: Truy cập vào phòng họp (lớp học) do người khác tạo ra.

  • Schedule: Lên lịch, tạo các buổi học/họp trực tuyến sẽ diễn ra (trong tương lai).

  • Share screen: Chia sẻ màn hình từ máy/thiết bị của mình cho người khác. 

Các vai trò trong Zoom

Khi sử dụng Zoom cần chú ý các vai trò sau đây:

  • Host (Chủ trì): thường là người tạo ra buổi meeting (họp, học trực tuyến). Người có quyền điều khiển cao nhất trong toàn bộ hoạt động của buổi meeting. Trong buổi meeting, vai trò này có thể chuyển đổi sang một thành viên khác cùng tham gia.

    • Host tạo buổi meeting mới bằng cách chọn chức năng New Meeting hoặc Schedule của Zoom, rồi gửi thông tin buổi họp cho những người tham gia.

  • Co-host (Đồng chủ trì): được host chỉ định giữ một vài nhiệm vụ điều khiển trong buổi meeting.

    • Một buổi meeting có thể có nhiều co-host.

  • Participant (người tham gia): Những người còn lại, ngoài hostco-host, có mặt trong buổi meeting. Trong việc học trực tuyến, sinh viên thường ở vai trò này.

    • Người tham gia có thể vào các buổi meeting bằng link do host cung cấp hoặc các thông tin Meeting ID (và password), và có thể không cần có tài khoản (hoặc đăng nhập vào Zoom).

 
Thông tin buổi meeting

Mỗi buổi meeting (hội họp, giảng dạy trực tuyến) được xác định bằng Meeting ID. Meeting ID được host tạo ra và cung cấp cho người tham gia.

Có thể nhận được Meeting ID trong các trường hợp:

  • Dùng ngay lập tức (New Meeting)

  • Sử dụng trong tương lai (Schedule)

Meeting ID bao gồm link truy cập hoặc con số gồm 9-10 chữ số (kèm password đi kèm).

Người tham gia có thể không cần tài khoản Zoom (chỉ cần cài ứng dụng, hoặc sử dụng Web) để tham meeting. Chỉ cần sử dụng thông tin buổi meeting do người chủ trì cung cấp và tham gia vào.

 

Vì vấn đề bảo mật và an toàn của buổi meeting, host phải luôn tạo password cho buổi meeting, và không được cung cấp thông tin meeting rộng rãi trên các kênh công cộng (mạng xã hội chẳng hạn,...).

Để cài đặt cấu hình cho tài khoản Zoom, bạn có thể thiết lập trên phần mềm hoặc đăng nhập trên website của Zoom (tại https://zoom.us). Lưu ý rằng web sẽ cung cấp nhiều nội dung để cài đặt cho nhiều trường hợp đặc biệt.

Thiết lập ảnh đại diện
  • Ảnh đại diện (Profile picture) giúp định danh cá nhân. Giảng viên cần sử dụng ảnh đại diện chính thức và yêu cầu sinh viên cũng như vậy. Chọn Change để thay đổi.

  • Personal Meeting ID (Mã họp cá nhân) dùng cho các buổi họp tính cá nhân và thực hiện nhanh, ngay. Nếu là tài khoản có bản quyền (Pro/Education), bạn có thể tự chọn Personal Meeting ID theo ý mình (gồmmười chữ số, không bắt đầu bằng 0 và 1), hay đổi liên kết riêng cá nhân theo ý mình (Personal Link).

  • User Type: Loại người dùng, Basic (miễn phí) hoặc Licensed (có trả phí).

  • Capacity: Meeting, số lượng người có thể tham gia đồng thời (thường là 100, đối với gói trả phí dành cho giáo dục, số lượng tối đa được mở rộng lên tối đa 300.

 

 
Danh sách các buổi meeting

Danh sách các buổi meeting sắp tới

 
 
Một số cấu hình đặc biệt

Một số cấu hình nên đặt chế độ ON:

  • Join before host: Allow participants to join the meeting before the host arrives

  • Mute participants upon entry: khi NGƯỜI THAM GIA tham gia, nên tắt tiếng để tránh làm phiền

  • Screen sharing: lưu ý khi cho phép tất cả người tham gia share

  • Breakout room: chia nhóm làm việc (nếu bật ON chức năng Breakout thì không thể ON Remote Support và ngược lại, nên dùng Breakout, nếu muốn support riêng ai thì có thể Breakout 1 room để hỗ trợ)

  • Virtual background: chỉnh hình nền ảo, trong trường hợp dùng camera mà phía không gian xung quanh không đẹp, có thể tạo nền ảo để lịch sự hơn)

  • Waiting room : Attendees cannot join a meeting until a host admits them individually from the waiting room. If Waiting room is enabled, the option for attendees to join the meeting before the host arrives is automatically disabled.

Để cài đặt cấu hình cho tài khoản Zoom, bạn có thể thiết lập trên phần mềm hoặc đăng nhập trên website của Zoom (tại https://zoom.us). Lưu ý rằng web sẽ cung cấp nhiều nội dung để cài đặt cho nhiều trường hợp đặc biệt.

Thiết lập ảnh đại diện
  • Ảnh đại diện (Profile picture) giúp định danh cá nhân. Giảng viên cần sử dụng ảnh đại diện chính thức và yêu cầu sinh viên cũng như vậy. Chọn Change để thay đổi.

  • Personal Meeting ID (Mã họp cá nhân) dùng cho các buổi họp tính cá nhân và thực hiện nhanh, ngay. Nếu là tài khoản có bản quyền (Pro/Education), bạn có thể tự chọn Personal Meeting ID theo ý mình (gồmmười chữ số, không bắt đầu bằng 0 và 1), hay đổi liên kết riêng cá nhân theo ý mình (Personal Link).

  • User Type: Loại người dùng, Basic (miễn phí) hoặc Licensed (có trả phí).

  • Capacity: Meeting, số lượng người có thể tham gia đồng thời (thường là 100, đối với gói trả phí dành cho giáo dục, số lượng tối đa được mở rộng lên tối đa 300.

 

 
Danh sách các buổi meeting

Danh sách các buổi meeting sắp tới

 
 
Một số cấu hình đặc biệt

Một số cấu hình nên đặt chế độ ON:

  • Join before host: Allow participants to join the meeting before the host arrives

  • Mute participants upon entry: khi NGƯỜI THAM GIA tham gia, nên tắt tiếng để tránh làm phiền

  • Screen sharing: lưu ý khi cho phép tất cả người tham gia share

  • Breakout room: chia nhóm làm việc (nếu bật ON chức năng Breakout thì không thể ON Remote Support và ngược lại, nên dùng Breakout, nếu muốn support riêng ai thì có thể Breakout 1 room để hỗ trợ)

  • Virtual background: chỉnh hình nền ảo, trong trường hợp dùng camera mà phía không gian xung quanh không đẹp, có thể tạo nền ảo để lịch sự hơn)

  • Waiting room : Attendees cannot join a meeting until a host admits them individually from the waiting room. If Waiting room is enabled, the option for attendees to join the meeting before the host arrives is automatically disabled.

Các thiết lập quan trọng

Lưu ý thực hiện các lựa chọn sau:

  • Disable join before host*: Sinh viên không thể tham gia vào lớp học trước khi giáo viên (host) bắt đầu buổi giảng dạy. Sinh viên sẽ thấy dòng thông báo như sau. “The meeting is waiting for the host to join.”

  • Require a meeting password*: Thiết lập mật khẩu cho buổi dạy trực tuyến để đảm bảo chỉ những sinh viên có mật khẩu mới có thể tham gia được. (Lưu ý: không nên sử dụng một mật khẩu nhiều lần hoặc công bố rộng rãi nhiều nơi).

  • Automatically generated meeting ID: Chọn chức năng Generate Automatically for “Meeting ID” nhằm tạo ra các mã ngẫu nhiên meeting ID cho các buổi dạy thay vì sử dụng mã cố định Personal Meeting ID (PMI). Việc này làm giảm khả năng những sinh viên hoặc người lạ biết thông tin buổi dạy truy cập vào.

  • Enable waiting room*: Phòng chờ cho phép host hoặc co-host kiểm tra và quyết định ai có thể tham gia vào lớp học được. Việc cho phép này có thể thực hiện trên từng người hoặc cùng một lúc tất cả. Trong một buổi dạy đông sinh viên, giảng viên có thể cấp quyền cho trợ giảng làm co-host để thực hiện việc rà soát này.

Cập nhật phiên bản mới
Hãy luôn đảm bảo cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm để đảm bảo sử dụng tính năng mới, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Sử dụng chức năng Check for Updates trong phần Settings.
Nguồn: Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
© Copyright VNUHCM-US 2022. Thiết kế bởi Phòng Thông tin - Truyền thông.