Hội thảo về Xạ trị proton: Ý nghĩa Y khoa và Giải pháp Kỹ thuật

Trong khuôn khổ sự kiện học thuật, vào ngày 19 tháng 12 năm 2023, Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đã tổ chức buổi Hội thảo “Xạ trị proton: Ý nghĩa y khoa & Giải pháp Kỹ thuật” (Proton Therapy: Clinical Benefit & Technical Implementation).

🕒 Thời gian và địa điểm: Buổi hội thảo diễn ra từ 14:00 – 16:30, tại Hội trường I, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

👥 Thành phần tham dự: Buổi hội thảo có sự góp mặt của thầy cô và sinh viên Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật, Khoa Khoa học & Công nghệ Vật liệu, cùng với sự hiện diện của đại diện từ Công ty TNHH Pyramid Technical Việt Nam.

🗣️ Diễn giả: Ông Hồ Văn Nghĩa, Tổng Giám đốc Pyramid Việt Nam, đã chia sẻ về ý nghĩa y khoa và giải pháp kỹ thuật trong xạ trị proton.

Diễn giả: Ông Hồ Văn Nghĩa, Tổng Giám đốc Pyramid Việt Nam

💡 Nội dung chính:

  1. Phần thuyết trình: ý nghĩa y khoa của Xạ trị proton

    – Tóm tắt bài thuyết trình: Xạ trị proton hay liệu pháp proton (Proton Therapy) là phương pháp điều trị xạ trị tiên tiến, điều khiển chùm tia proton chiếu đến đúng vị trí và dừng lại tại khối u nên bảo toàn được tối đa mô lành và các cơ quan quan trọng của cơ thể.
    – Phương pháp này được xem là bước nhảy vọt trong điều trị ung thư và được đánh giá cao về khả năng điều trị, độ an toàn và tính chính xác so với phương pháp xạ trị truyền thống. Đặc biệt, liệu pháp proton giúp giảm thiểu các biến chứng và tác dụng phụ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong và sau khi điều trị.

  2. Phần biểu diễn thiết bị mô hình:

    Hội thảo sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về thành phần cấu tạo và cách thức hoạt động của hệ thống xạ trị proton và công nghệ quét chùm tia bút chì. Trong quá trình nghiên cứu và phát triển hệ thống xạ trị phức tạp này, chúng tôi nhận thấy một số thách thức kỹ thuật như làm thế nào để phân biệt nhiễu và chùm tia vì chùm tia sử dụng trong xạ trị proton có thể ở cường độ siêu nhỏ đến nA; thách thức giảm thiểu hiện tượng mất chùm tia gây ra từ tán xạ, và sự va chạm của các nguyên tử trong hệ thống dẫn tia; làm sao để dẫn phát chùm tia nhanh chóng và an toàn. Bên cạnh, chia sẻ những giải pháp để xử lý hiệu quả chùm tia proton nhằm gỡ bỏ những thách thức nêu trên, Hội thảo cũng sẽ kết hợp demo các thiết bị đo dòng electrometer và hệ thống Scan-dose đo lường, định vị, điều khiển và kiểm soát chùm tia một cách chính xác và hiệu quả.

🌟 Chúc mừng sự thành công của buổi hội thảo và hy vọng qua phần hỏi đáp sẽ giúp đội ngũ học thuật, thầy cô và sinh viên mở rộng hiểu biết về phương pháp xạ trị proton, một lĩnh vực đầy triển vọng trong nghiên cứu và điều trị ung thư. 🌟