ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC CHIẾN SĨ CẢNH SÁT BIỂN

ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC CHIẾN SĨ CẢNH SÁT BIỂN

ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC CHIẾN SĨ CẢNH SÁT BIỂN

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, chủ trì thực thi pháp luật trên biển.

Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng công bố thành lập Cục Cảnh sát biển Việt Nam. Khi mới thành lập Cục Cảnh sát biển là cục nghiệp vụ, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân.

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 677/2002/QĐ-TTg phê duyệt dự án xây dựng Lực lượng Cảnh sát biển giai đoạn 2001 – 2010, đồng thời Bộ Quốc phòng quyết định điều chuyển các vùng Cảnh sát biển từ các vùng Hải quân về trực thuộc Cục CSB.

Năm 2008, Cục Cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng và đồng thời các Vùng cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Cục.

Năm 2013, Cục cảnh sát biển đổi tên thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển theo Nghị định số 96/2013/NĐ-CP, ngày 27 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ, là cơ quan mang danh nghĩa trực thuộc Chính phủ Việt Nam.

Ngày 10 tháng 9 năm 2014, các Vùng cảnh sát biển được đổi tên thành Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng.

Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có nhiệm vụ chính như kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cùng với đó là nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hoà bình và ổn định trên các vùng biển.

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển: 

  1. Tuần tra, kiểm soát tất cả người, phương tiện hoạt động trên các vùng biển Việt Nam để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự trên biển;
  2. Xử lý vi phạm hành chính trên vùng biển Việt Nam;
  3. Bắt giữ, tiến hành một số hoạt động điều tra các hành vi phạm tội trên vùng biển Việt Nam và toàn bộ vịnh Thái Lan: Buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, tội phạm về ma túy, môi trường, cướp biển…
  4. Bảo vệ môi trường biển;
  5. Bảo vệ vận tải biển;
  6. Hỗ trợ hàng hải;
  7. Tìm kiếm cứu nạn (SAR);
  8. Hợp tác quốc tế với các quốc gia để bảo vệ an ninh vùng biển;

Tàu tuần duyên của Mỹ chuyển giao trang bị cho CSB VN

Không chỉ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà còn giữ vững an ninh trật tự, an toàn hàng hải, trấn áp và đấu tranh có hiệu quả với các loại vi phạm, tội phạm trên các vùng biển, góp phần tích cực vào công tác tìm kiếm cứu nạn, đối ngoại quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế của đất nước.

Các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị cho phù hợp với từng chức năng riêng biệt.

  1. Nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ bờ biển bao gồm các tàu có trọng tải từ 120-400 tấn, có tốc độ rất cao, trang bị vũ khí mạnh mẽ, số hiệu là 00xx, 20xx, 30xx, 40xx, 50xx.
  2. Nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn bao gồm các tàu có trọng tải từ 1000 – 2000 tấn, số hiệu thường là 60xx
  3. Nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi, bảo vệ các vùng biển, bảo vệ các đảo và chỉ huy bao gồm các tàu có trọng tải 2500 tấn trở lên được trang bị vũ khí hiện đại, có sàn đỗ trực thăng, số hiệu thường là 80xx

  1. Riêng nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn còn có các tàu mang số hiệu thường là 90xx hoặc SAR

Ảnh: Nhữ Đình Ngoạn

  1. Số hiệu của tàu bắt đầu với CSB (Cảnh Sát Biển). Ví dụ: CSB 8001, CSB 4033…
  2. Nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chống buôn lậu trong 500 hải lý bao gồm các xuồng tuần tra cao tốc mang số hiệu thường là 4xx, 6xx, 7xx
  3. Ngoài ra còn có 3 máy bay tuần thám CASA C-212 mang số hiệu 8981, 8982, 8983 với nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám hải quân. (máy bay mang số hiệu 8983 đã bị rơi khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn chiếc Su-30MK2 bị mất tín hiệu khi đang huấn luyện trên biển).

Vài hình ảnh hoạt động của Cảnh sát biển:

Sức mạnh CSB Việt Nam:
 https://www.youtube.com/watch?v=99lVoPqoNTk

Giải cứu đồng đội ở Hoàng Sa:
https://www.youtube.com/watch?v=o2kLT3mMMj4

Truy bắt cướp biển:

https://www.youtube.com/watch?v=3CHZ7Av7zEY

CSB Vùng 3 giữ vững bình yên biển đảo Tổ quốc:

https://www.youtube.com/watch?v=BJMA025OgVo

Vượt sóng gió:

https://www.facebook.com/quandoivietnam1/videos/218878028718796/UzpfSTEwMDAwOTI4MTE0ODEyMzoyMDU4MDY2NTIxMTc5MzY2/

Cứu ngư dân trên biển:

https://www.youtube.com/watch?v=HfEb64NSlbs

https://www.youtube.com/watch?v=LL0Y_PbQrwY

………

Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Vùng 3 được thành lập ngày 07 tháng 3 năm 2001, trực thuộc Cục Cảnh sát Biển, Quân chủng Hải quân. Ngày 10 tháng 9 năm 2014, đổi tên thành Vùng 3 Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, bao gồm các Hải đội 301, 302 và các đơn vị trực thuộc.

Cảnh sát biển Vùng 3 là đơn vị độc lập tác chiến, quản lý và bảo vệ vùng biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ từ Cù Lao Xanh (Bình Định) tới bờ bắc cửa Định An (Trà Vinh) và biển Đông.

Hải độ 301 đóng tại TP. Vũng Tàu. Hải đội 302 đóng tại Khánh Hòa được trang bị 2 tàu cảnh sát biển hiện đại bậc nhất Đông Nam Á là 8005 và 7011.

Tàu cảnh sát biển 8005 dài 90m, rộng 14m, độ cao mạn tàu 7m, lượng dãn nước nước 2.400 tấn, tốc độ 21 hải lý/h, có thể hoạt động liên tục trên biển 40 ngày đêm, tầm hoạt động 4.000 hải lý, chịu được sóng cấp 9, gió cấp 12. Trên tàu có sân đỗ cho máy bay trực thăng, cùng nhiều trang thiết bị hiện đại.

Còn tàu CSB 7011 dài gần 90m, chiều rộng lớn nhất gần 14m, trọng tải toàn phần khoảng 2.900 tấn, lượng giãn nước trên 4.300 tấn, tầm hoạt động đến 6.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 60 ngày đêm và chịu được sóng, gió cấp 9 – 11.

Tàu CSB 7011 được thiết kế cho nhiệm vụ vận chuyển vật tư kỹ thuật – hậu cần cho các tàu hoạt động trên biển cũng như cho các đảo và nhà giàn. Khả năng vận chuyển và tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt của tàu lên tới 2.000m3 dầu và 500m3 nước ngọt. Các tàu này có thể vận chuyển và tiếp tế hàng hậu cần với khối lượng khoảng vài trăm tấn.

Không chỉ cung cấp hậu cần cho LLVT trên biển mà còn hỗ trợ ngư dân khi gặp khó khăn trên biển…

 

 

Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 3  (ký họa của Nhữ Đình Ngoạn) 

người đã trực tiếp chỉ huy biên đội tàu CSB tại hiện trường truy bắt nhóm cướp biển

người Indonesia có trang bị vũ khí, cướp 1 tàu dầu của Malaysia tại vùng biển Singapore

rồi chạy vào vùng biển Việt Nam.

 Câu chuyện truy đuổi trên biển ly kỳ và cuộc đấu trí căng thẳng với cướp biển đã được tường thuật đăng nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ (khi đó đồng chí Lê Xuân Thanh mang quân hàm Đại tá):

https://tuoitre.vn/canh-sat-bien-viet-nam-cham-tran-cuop-bien-767007.htm