TIẾP ĐÓN ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA SỞ KH&CN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC

TIẾP ĐÓN ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA SỞ KH&CN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC

Ngày 13/06, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM vinh dự chào đón đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Đồng Tháp đến thăm và làm việc tại trường.

Về phía Nhà trường có sự tham dự của: PGS. TS. Trần Minh Triết – Phó Hiệu Trưởng; PGS. TS. Trần Văn Mẫn – Trưởng Phòng Khoa học – Công nghệ; PGS. TS. Ngô Đại Nghiệp – Trưởng Phòng Quan hệ Đối ngoại; PGS. TS. Quách Ngô Diễm Phương – Trưởng Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học; PGS. TS. Đặng Lê Phương Thảo – Trưởng PTN CNSH phân tử; PGS. TS. Trần Lê Bảo Hà – Trưởng PTN Kỹ nghệ mô và Vật liệu y sinh; PGS. TS. Nguyễn Đức Hoàng – Giám đốc Trung tâm Khoa học CNSH; TS. Nguyễn Hữu Hoàng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; TS. Phan Lữ Chính Nhân – Phó Viện Trưởng Viện Tế bào Gốc; cùng Quý Thầy Cô giảng viên.

Về phía đoàn công tác của tỉnh Đồng Tháp có sự tham dự của: Ông Nguyễn Thái Bình – Phó Giám đốc Sở KH&CN; Ông Nguyễn Thành Trung – Trưởng Phòng Quản lý Khoa học; Bà Lê Thị Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao; Ông Võ Minh Sơn – Phó Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự, Công An tỉnh Đồng Tháp; Ông Võ Quan Đệ – Trưởng Phòng Quản lý Công nghiệp, Sở Công thương; Ông Bạch Tuấn Kiệt – Phó Chi cục Trưởng, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản; Ông Nguyễn Huỳnh Long – Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y tế, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp; Một số cán bộ khác của Sở.

Qua quá trình trao đổi và thảo luận, hai bên đã có những thống nhất bước đầu về mục tiêu xây dựng dự thảo chương trình khoa học công nghệ với chuyên môn về lĩnh vực Sinh học – Công nghệ Sinh học. Cụ thể:

  • Định hướng phát triển ngành CNSH thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng của địa phương.
  • Tạo chuỗi cung ứng từ vùng nguyên liệu thành sản phẩm tươi, sản phẩm chế biến và định hướng xuất khẩu.
  • Bảo hộ các giống loài bản địa, hội nhập thị trường quốc tế; áp dụng liệu pháp sinh học để điều trị hiệu quả hơn và tinh giảm chi phí; sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc xử lý ao nuôi trồng thủy sản để bảo vệ môi trường, hạn chế lạm dụng các chất kháng sinh trong chăn nuôi.
  • Tái cơ cấu ngành, chế biến sâu một số sản phẩm thủy sản, đặc biệt là các chế phẩm từ cá.
  • Đào tạo nguồn nhân lực, kỹ năng cần thiết phục vụ trong công tác an ninh của tỉnh Đồng Tháp; triển khai giám định DNA và giám định về môi trường; sử dụng các bộ kit, test nhanh trong việc điều tra các loại chất cấm; đồ bảo hộ khỏi các chế phẩm sinh học, hóa học để bảo vệ nhân lực địa phương.
  • Liệu pháp điều trị, vật liệu an toàn (vật liệu nano) sử dụng trong bệnh viện (bệnh viện, bệnh viện da liễu), trong thẩm mỹ (thẩm mỹ viện, chế phẩm tế bào gốc và protein tái tổ hợp trong mỹ phẩm).

Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM sẽ căn cứ đề án, tổng hợp danh sách các công nghệ đã sẵn sàng chuyển giao để hai bên có thể xem xét tìm điểm chung để phát triển tại địa phương. Bên cạnh đó, đối với những đề xuất tìm đơn vị tiếp nhận nghiên cứu phát triển thử nghiệm, địa phương cũng sẽ cân nhắc để tìm đơn vị phù hợp có khả năng tiếp nhận, phát triển và triển khai một cách hợp lý.