Nội quy lao động Trường ĐH KHTN

Nội quy lao động Trường ĐH KHTN

NỘI QUY LAO ĐỘNG

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1643/QĐ-KHTN-TCHC ngày 25 tháng 11 năm 2016

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

                                                                 

 

  1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

  1. Phạm vi:

Nội qui lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà viên chức và người lao động (gọi tắt là người lao động) phải thực hiện khi làm việc tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên      (ĐH KHTN); quy định xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của Nhà trường.

Những trường hợp không quy định tại Nội quy này sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật liên quan.

  1. Đối tượng:

– Viên chức ngạch giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên thuộc biên chế của trường     ĐH KHTN làm việc theo hình thức hợp đồng làm việc, sau đây gọi chung là viên chức.

– Cá nhân làm việc tại trường ĐH KHTN theo hình thức hợp đồng lao động hưởng lương tương đương theo ngạch giảng viên, nghiên cứu viên không thuộc biên chế của Trường, sau đây gọi chung là người lao động.

  1. Giải thích từ ngữ:

– Người sử dụng lao động: trường ĐH KHTN mà người đại diện là Hiệu trưởng hoặc người được Hiệu trưởng ủy quyền.

– Người phụ trách: người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Trường.

– Làm thêm giờ: thời gian làm việc vượt quá số giờ theo tiêu chuẩn đã quy định.

 

  1. THỜI GIAN LÀM VIỆC

 

Điều 2. Thời gian làm việc:

  1. Đối với khối hành chính – văn phòng: Thực hiện làm việc 08 giờ trong 01 ngày, 40 tiếng trong 01 tuần.

– Hàng ngày:

+ Sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút

+ Chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút

– Hàng tuần: Làm việc 05 ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu.

  1. Đối với khối giảng viên, nghiên cứu viên:

Thời gian làm việc là số thời gian tham gia giảng dạy, nghiên cứu theo quy định nhiệm vụ của giảng viên, nghiên cứu viên.

  1. Thời gian lên lớp hàng ngày:

– Cơ sở Nguyễn Văn Cừ:

+ Sáng từ 6 giờ 40 phút đến 12 giờ 00 phút

+ Chiều từ 12 giờ 30 phút đến 17 giờ 50 phút

+ Tối từ 17 giờ 50 phút đến 21 giờ 10 phút

– Cơ sở Linh Trung:

+ Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút

+ Chiều từ 12 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút

  1. Hàng tuần: Giảng viên lên lớp 06 ngày, từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Bảy.

Khi đi giảng dạy tại các hợp đồng xa Trường thì thực hiện theo lịch giảng dạy ghi trong thời khóa biểu của Nhà trường giao.

 

Điều 3. Đối với một số đơn vị, do đặc thù của công việc, có thể bố trí thời gian làm việc khác với thời gian làm việc theo quy định trên, nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày, 48 giờ trong 1 tuần và chỉ thực hiện khi đã được người sử dụng lao động phê duyệt bằng văn bản.

 

Điều 4. Người lao động khi làm việc phải thực hiện đúng thời gian quy định. Người phụ trách có trách nhiệm quản lý và chấm công theo quy định.

 

Điều 5. Theo yêu cầu trong công việc mà trong thời gian làm việc theo quy định không thể hoàn thành, người sử dụng lao động hoặc người phụ trách có thể tổ chức và huy động người lao động làm thêm giờ nhưng phải thỏa thuận với người lao động và BCH Công đoàn cơ sở.

Số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong     01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Thời gian làm thêm giờ sẽ được người sử dụng lao động thanh toán bằng tiền hoặc bố trí nghỉ bù theo quy định của chế độ làm thêm giờ.

Khi có nhu cầu làm thêm giờ, người phụ trách phải có giấy đề nghị và phải được người sử dụng lao động đồng ý. Người phụ trách phải tổ chức chấm công, theo dõi thời gian làm ngoài giờ.

Đối với khối giảng viên, ngoài số giờ chuẩn theo quy định, Nhà trường có thể thỏa thuận để giảng viên giảng dạy vượt chuẩn và thanh toán số tiết giảng dạy vượt chuẩn bằng tiền.

 

Điều 6. Người lao động trong thời gian làm việc phải tuân thủ nội quy lao động, quy trình nghiệp vụ, tự giác làm việc, đảm bảo giờ công và chất lượng công việc.

Trong giờ làm việc không được làm việc riêng, không uống rượu, bia, không chơi trò chơi điện tử, không sử dụng máy tính, điện thoại của Nhà trường vào việc riêng, không ra khỏi vị trí làm việc khi chưa được sự đồng ý của người phụ trách.

Đối với khối giảng viên phải thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp, không vào lớp muộn và nghỉ sớm hơn thời gian quy định của tiết học, không dồn giờ, bỏ giờ, cắt xén nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình đào tạo.

 

III. THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

 

Điều 7. Trong ngày làm việc người lao động khối hành chính được nghỉ giữa giờ, thời gian nghỉ là 30 phút tính vào giờ làm việc (cụ thể: thời gian làm việc buổi sáng, người lao động được nghỉ từ 11 giờ 30 phút). Riêng đối với người lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ thêm 60 phút trong 01 ngày.

Khối giảng viên ngoài giờ lên lớp, nghiên cứu khoa học, hội họp và tham gia các hoạt động theo kế hoạch công tác của Nhà trường thì người lao động chủ động bố trí thời gian nghỉ ngơi.

 

Điều 8. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Người lao động khối hành chính được nghỉ 02 ngày thứ Bảy và Chủ nhật, khối giảng viên nghỉ ngày Chủ nhật. Nếu ngày thứ Bảy và Chủ nhật trùng vào các ngày nghỉ lễ thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

 

Điều 9. Hàng năm, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

  1. a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  2. b) Tết Âm lịch 05 ngày;
  3. c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  4. d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

  1. e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

 

Điều 10. Nghỉ phép hàng năm.

  1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
  2. a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  3. b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
  4. c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
  5. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
  6. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
  7. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 trên được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

  1. Nghỉ phép hàng năm theo nguyên tắc: Chế độ phép năm nào nghỉ hết năm đó, trường hợp do công việc chuyên môn không bố trí đựoc cho cán bộ nghỉ phếp hết trong năm, người lao động được bố trí nghỉ vào năm sau, nhưng chậm nhất không quá 31 tháng 3 năm sau.

Người lao động có thể nghỉ phép 1 đợt hoặc nghỉ thành nhiều đợt cho hết tổng số ngày nghỉ phép đựợc hưởng theo quy định.

Khối giảng viên được nghỉ hè thay cho nghỉ phép. Chế độ nghỉ hè năm nào thực hiện trong năm đó, không bố trí nghỉ sau khi đã kết thúc hè.

 

  1. Giải quyết nghỉ phép:

3.1. Nếu nghỉ phép 1 đợt: Người lao động đăng ký kế hoạch nghỉ phép vào đầu năm với người phụ trách. Trước khi nghỉ phép 03 ngày phải làm giấy xin nghỉ phép gửi cho người phụ trách. Chỉ khi người phụ trách và người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động mới được nghỉ. Phải thực hiện bàn giao công việc trước khi nghỉ phép 01 ngày làm việc.

3.2. Nếu nghỉ phép thành nhiều đợt trong năm: Người lao động làm giấy xin nghỉ phép, báo cáo cho người phụ trách trước 02 ngày trước khi nghỉ phép. Chỉ khi người phụ trách và người sử dụng lao động đồng ý mới được nghỉ phép và phải bàn giao công việc trước khi nghỉ phép 01 ngày làm việc.

 

 

 

Điều 11. Nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương

  1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  3. b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  4. c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
  5. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
  6. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Người lao động khi có nhu cầu nghỉ phép, nghỉ việc riêng đều phải làm đơn xin nghỉ phép, nghỉ việc riêng và phải được người sử dụng lao động chấp thuận.

 

Điều 12. Người lao động khi nghỉ ốm đau, thai sản

Người lao động khi nghỉ ốm đau, thai sản đều phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế; nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn đột xuất, hoặc lý do bất khả kháng, không thể đi làm được, thì bản thân hoặc gia đình phải tìm cách báo cho người trực tiếp quản lý hoặc người sử dụng lao động biết trong thời gian sớm nhất.

 

Điều 13. Người lao động đến cơ quan làm việc đúng thời gian, để phương tiện giao thông đúng nơi quy định, không ở trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác. Trang phục phải đảm bảo trang nhã, lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm và tính chất công việc.

 

  1. TRẬT TỰ TRONG CƠ QUAN

 

Điều 14. Người lao động phải tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động và của người phụ trách. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải chấp hành nghiêm túc các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQG-HCM và của Nhà trường; làm đúng quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật; làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nếu có khó khăn, vướng mắc mà bản thân đã tìm mọi biện pháp nhưng không thực hiện được, phải báo với người phụ trách để giải quyết.

 

Điều 15. Người lao động khi đến Trường làm việc phải đeo thẻ CB-VC theo quy định. Phải sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đi lại nhẹ nhàng. Khi làm việc và giao tiếp với đồng nghiệp, với sinh viên và với khách phải thể hiện thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, hợp tác và tôn trọng; với cấp trên, với người lớn tuổi phải kính trọng, lễ phép. Không gây ồn ào, hoặc nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến xung quanh.

 

Điều 16. Khi đi công tác phải có kế hoạch cụ thể và được người có thẩm quyền quy định dưới đây phê duyệt; phải có quyết định hoặc văn bản phân công công tác theo quy định của Nhà trường.

– Đối với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc: Phải được Hiệu trưởng duyệt trước khi thực hiện.

– Đối với CB-VC, người lao động: Phải được lãnh đạo đơn vị có ý kiến và được Hiệu trưởng duyệt trước khi thực hiện

– Giảng viên đi giảng dạy tại các cơ sở liên kết xa Trường theo sự phân công thì phải có phiếu báo giảng dạy và phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đến giảng dạy.

Người đi công tác về phải báo cáo kết quả với người xét duyệt hoặc lãnh đạo đơn vị.

 

 

  1. AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

Điều 17. Nhà trường có trách nhiệm bố trí, sắp xếp công việc và trang bị các phương tiện làm việc, bảo hộ lao động, thiết bị phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn, vệ sinh và cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho người lao động; giải quyết các chế độ bồi dưỡng độc hại theo quy định của Nhà nước.

 

Điều 18. Người lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về phòng chống cáy, nổ, bão, lụt, trong quá trình làm việc. Nếu phát hiện có hiện tượng vi phạm quy định về phòng chống cháy, nổ hoặc phát hiện có cháy, nổ, phải chủ động chữa cháy và báo ngay cho người phụ trách, nều cần thiết phải báo ngay cho lực lượng cảnh sát PCCC (theo số điện thoại 114).

 

Điều 19. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tối thiểu mỗi năm 01 lần. Phải đưa và tạo mọi điều kiện cho người lao động đi điều trị tại bệnh viện khi bị ốm đau hoặc bị mắc bệnh nghề nghiệp, tổ chức cấp ứu, sơ cứu kịp thời cho người lao động bị tai nạn.

 

  1. BẢO VỆ AN TOÀN TÀI SẢN VÀ GIỮ BÍ MẬT NỘI BỘ

 

Điều 20. Người lao động phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn tài sản chung của cơ quan và tài sản giao cho cá nhân quản lý, sử dụng. Nghiêm cấm các hành vi biển thủ hoặc thay đổi các tài sản được trang bị.

Trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, phương tiên được giao, được trang bị, nếu do thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình, quy phạm, dẫn đến hư hỏng, làm mất mát tài sản thì ngoài việc phải chịu kỷ luật về hành chính mà còn phải bồi thường thiệt hại.

 

Điều 21. Người lao động phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Nhà trường về giữ gìn bí mật tài liệu, số liệu và các hoạt động của Nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tuyệt đối không cung cấp số liệu, tình hình của Nhà trường cho người không phận sự khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền.

 

VII. XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

 

Điều 22. Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm kỷ luật lao động

  1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
  2. a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  3. b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
  4. c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;
  5. d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
  6. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
  7. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì hình thức kỷ luật được áp dụng riêng cho từng hành vi vi phạm.
  8. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
  9. a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  10. b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  11. c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 27.
  12. d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  13. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

 

Điều 23. Thời hiệu  xử lý kỷ luật lao động

  1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày người sử dụng lao động biết hoặc buộc phải biết việc xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
  2. Thời hiệu quy định tại Khoản 1 Điều này không được tính trong trường hợp được quy định tại các điểm a, b và c Khoản 4 Điều 22.

 

Điều 24. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

  1. Khiển trách.
  2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
  3. Sa thải.

 

Điều 25. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách

Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  1. Đi làm muộn – về sớm, làm việc riêng, hoặc gây ồn ào trong giờ làm việc, đã được người phụ trách nhắc nhở, nhưng vẫn vi phạm;
  2. Đến cơ quan trong tình trạng say rượu, bia, hoặc uống rượu, bia, chơi cờ bạc, chơi trò chơi điện tử; sử dụng máy tính, điện thoại của Nhà trường vào việc riêng trong và ngoài giờ làm việc;
  3. Trong giờ làm việc tự ý bỏ vị trí công tác (đối với khối cán bộ hành chính), bỏ lớp (đối với cán bộ khối giảng dạy) không có lý do chính đáng và không xin phép người phụ trách;
  4. Có hành vi thiếu văn hóa tại nơi làm việc như: nói tục, chửa bậy, gây rổ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác,…hoặc gây rối, làm mất trật tự cơ quan, gây mất đoàn kết, không giữ vệ sinh nơi làm việc, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà trường;
  5. Tác phong, thái độ làm việc không nghiêm túc, thiếu tinh thần trách nhiệm, bị người học hoặc khách đến giao dịch phản ảnh, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà trường, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng;
  6. Không chấp hành hoặc từ chối thực hiện điều động, phân công của người phụ trách, không chấp hành những quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, bão, lụt, quản lý và bảo quản tài sản của cơ quan;
  7. Tự ý nghỉ việc không lý do 03 ngày trong 01 tháng(cộng dồn), 10 ngày trong 01 năm (cộng dồn);
  8. Gây khó khăn, cản trở việc kiểm tra hoặc lẫn tránh cung cấp số liệu theo yêu cầu kiểm tra. Không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường và lãnh đạo đơn vị sau khi kiểm tra;
  9. Thiếu trách nhiệm trong công việc chỉ đạo, lãnh đạo dẫn đến đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, gây ảnh hướng đến hoạt động của Nhà trường.

 

Điều 26. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức

Hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức  được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  1. Trong thời gian thi hành kỷ luật bằng hình thức “Khiển trách” nhưng tiếp tục tái phạm hoặc vi phạm các quy định tại Điều 25 của Nội quy này;
  2. Tự ý cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu, tình hình hoạt động của Nhà trường ra ngoài khi chưa được sự đồng ý của có thẩm quyền;
  3. Bản thân thực hiện hoặc chỉ đạo, ép buộc, đồng lõa, tiếp tay cho người khác thực hiện không đúng quy định, quy trình nhằm làm lợi cho cá nhân như: Gian dối trong thanh toán, chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản; Sửa chữa, giả mạo chứng từ, sổ sách, khai man số liệu, báo cáo sai sự thật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và vị trí trong công tác, để gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu người học, khách đến giao dịch nhằm mục đích trục lợi; Bao che những sai phạm của đơn vị, cá nhân hoặc cố tình gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị và của Nhà trường;
  4. Tung tin thất thiệt, xuyên tạc, vu cáo hoặc kích động, cưỡng ép, dụ dỗ mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ, làm mất uy tín của tập thể, đơn vị và cá nhân, làm ảnh hưởng đến trật tự chung và hoạt động của Nhà trường;
  5. Những hành vi vi phạm tương tự khác.

 

Điều 27. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  2. Người lao động trong thời gian bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức chưa xóa kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm các quy định tại Điều 25, Điều 26 của Nội quy này;

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 28;

  1. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

 

Điều 28. Xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động

  1. Trong thời gian bị xử lý kỷ luật, nếu người lao động không tái phạm hoặc có hành vi vi phạm thời hạn xóa kỷ luật được quy định như sau:

 – 03 tháng đối với hình thức xử lý khiển trách.

 – 06 tháng đối với hình thức xử lý kéo dài thời hạn nâng lương.

 – 03 năm đối với hình thức xử lý cách chức.

  1. Giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động:

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

 

Điều 29. Tạm đình chỉ công việc

  1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của đại diện Công đoàn cơ sở.
  2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, nếu kết quả điều tra là không vi phạm, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

  1. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
  2. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

VIII. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

 

Điều 30. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

3. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

 

Điều 31. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 23.

 

Điều 32. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

 

IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 33. Bản Nội quy lao động này được phổ biến đến từng người lao động trong Trường. Mọi người đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc.

Trong trường hợp Nội quy này có điều khoản không phù hợp với thực tế hoặc pháp luật thì điều khoản đó không được thi hành. Trong trường hợp này, Hiệu trưởng trường ĐH KHTN quyết định sửa đổi trên cơ sở Bộ Luật lao động, các quy định của Nhà trường, đề xuất của đơn vị trực thuộc và thỏa thuận giữa Hiệu trưởng và BCH Công đoàn Trường.

Nội quy lao động này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành.